Nền tảng của LinkedIn cũng gần giống với Facebook và những mạng xã hội khác. Thay vì Facebook được sử dụng để giải trí thì Linkedin lại được sử dụng phục vụ cho công việc. Tuy nhiên LinkedIn được sử dụng chủ yếu bởi các doanh nghiệp và những cá nhân chuyên nghiệp với mục đích tuyển dụng, tìm kiếm việc làm và mở rộng cơ hội kinh doanh.
Hiện nay, LinkedIn là một kênh rất hấp dẫn, đặc biệt là đối với các thương hiệu B2B. Bài viết này sẽ cũng cấp cho bạn các thông tin cần thiết về những thay đổi thuật toán gần đây của LinkedIn và hướng dẫn bạn tạo nội dung hấp dẫn thu hút nhiều người quan tâm.
LinkedIn đã và đang trở thành nền tảng số một cho các chuyên gia và các thương hiệu B2B. Đó là một nền tảng truyền thông xã hội với một sứ mệnh nhất quán và nó đang thu hút hàng triệu người, hàng triệu các thương hiệu muốn tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp.
Chỉ vài tháng trước, Microsoft đã thông báo rằng đã có 'mức độ tham gia kỷ lục' trên LinkedIn với mức tăng trưởng Q1 là 24% cho các phiên trên nền tảng. Sau đó, nhiều thương hiệu đang dần đầu tư thời gian để cập nhật các chiến lược, thuật toán của LinkedIn trong vài năm qua.
Muốn hiểu cách LinkedIn hoạt động và cải thiện công việc của bạn thì tốt nhất nên xem xét kỹ thuật toán và các cập nhật thông tin gần nhất của họ.
Gần đây, LinkedIn liên tục cập nhật thuật toán để quyết định những thông tin được phép hiển thị trên nguồn cấp dữ liệu mới (NewFeed). Khi nói đến LinkedIn, những thông tin xuất hiện trên nguồn cấp dữ liệu sẽ dựa trên nguyên tắc chung “Những người bạn biết, nói về những điều bạn quan tâm”.
Tại LinkedIn, các bài đăng được hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu của bạn phải liên quan đến những người bạn kết nối hoặc những thông tin bạn quan tâm theo dõi. Những bài đăng bạn đã thích, bình luận hay chia sẻ sẽ hiển thị trên NewFeed của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem các bài đăng từ các nhóm, hashtag và các chủ để mà bạn theo dõi.
Hiểu thuật toán của LinkedIn
Mục đích vẫn là chú trọng khám phá nội dung bạn quan tâm. LinkedIn không chỉ tập trung vào sự liên quan mà còn tập trung vào cả giá trị cần thiết. Nội dung có giá trị càng lớn, cơ hội nhìn thấy bài đăng trong nguồn cấp dữ liệu của bạn càng cao.
Thực tế, LinkedIn đang dựa vào một thuật toán máy học giúp xác định các cuộc hội thoại tốt nhất từ tất cả các thành viên, sau đó sẽ hiển thị nó với nguồn cấp dữ liệu của bạn. Có một kiến trúc hai tầng được xây dựng để giúp xếp hạng hàng ngàn bài đăng, từ đó để chọn những bài phù hợp nhất hiển thị cho mỗi thành viên.
Những bài viết vượt qua tầng đầu tiên (FRP) phải được xử lý, lựa chọn sơ bộ dựa trên dự đoán mức độ phù hợp (những gì họ cho rằng bạn thấy có liên quan). Ví dụ: lựa chọn này có thể bao gồm các cập nhật từ các kết nối của bạn, quảng cáo việc làm và các cập nhật được tài trợ. Tiếp theo, bài viết đó phải vượt qua tầng thứ hai (SRP), tầng này là sự kết hợp tất cả các điểm sơ bộ để xây dựng một danh sách xếp hạng duy nhất, rồi sau đó sẽ được hiển thị trên NewFeed của bạn.
Điều đáng chú ý khi FollowFeed là công cụ chính đầu tiên mang đến tất cả các bài viết cho nguồn cấp dữ liệu của bạn và nó cũng chiếm hơn 80% các bài viết trong nguồn cấp dữ liệu của bạn. Bởi trên thực tế, FollowFeed thường dẫn đến hơn 95% các cuộc hội thoại của các thành viên.
Sau khi trải qua một loạt các bài kiểm tra và các tính năng máy học tiên tiến, LinkedIn hiện đang tập trung nhiều hơn vào xác suất đóng góp cho các bài đăng được hiển thị trên nguồn cấp dữ liệu của bạn. Chính vì vậy, người dùng LinkedIn sẽ nhìn thấy nội dung mà họ có nhiều cơ hội để chia sẻ, bình luận hoặc phản ứng hơn hay nói cách khác chính là hiển thị các nội dung có liên quan gần với bạn nhất.
Muốn hiểu chi tiết kỹ thuật về thuật toán của LinkedIn, hãy đọc blog của LinkedIn để nắm được những cập nhật mới nhất.
Rõ ràng, LinkedIn đang hướng tới khuyến khích sự tham gia. Hầu hết, sự gia tăng của người dùng trên LinkedIn đến từ một loạt các thay đổi đối với thuật toán của họ. Cũng như Facebook, 'các tương tác có ý nghĩa' rất quan trọng để đảm bảo rằng người dùng được tiếp xúc với nội dung hấp dẫn nhất.
Từ góc độ thương hiệu, việc theo kịp những thay đổi này rất quan trọng nhằm đảm bảo rằng bạn đang tạo ra nội dung hấp dẫn. Điều quan trọng là khuyến khích các cuộc hội thoại để tăng cơ hội hiển thị nội dung của bạn trong nhiều nguồn cấp dữ liệu hơn.
- Tạo các bài đăng dẫn đến các cuộc hội thoại: đừng chỉ chia sẻ một liên kết mà bạn thấy thú vị, hãy đặt câu hỏi và cố gắng làm cho nó hấp dẫn hơn.
- Khuyến khích mọi người đề cập đến những người khác: sáng tạo với nội dung của bạn và khuyến khích mọi người đề cập đến những người khác vì nội dung bài viết của bạn thú vị.
- Hãy là một phần của các cuộc hội thoại hiện có: sử dụng hồ sơ cá nhân của bạn để tham gia các cuộc hội thoại hiện có và theo dõi đề cập của thương hiệu của bạn để trả lời họ.
- Sử dụng sự vận động của nhân viên để tiếp cận một mạng lưới rộng hơn: yêu cầu sự giúp đỡ từ nhân viên của bạn và sử dụng mạng lưới cá nhân của họ để chia sẻ nội dung quan trọng.
- Tạo nội dung mà mọi người muốn chia sẻ: khai thác tâm lý của người dùng phương tiện truyền thông xã hội và tạo nội dung thú vị để khán giả của bạn chia sẻ ngay lập tức.
Pete Davies, Sản phẩm tiêu dùng tại LinkedIn, đã viết một bài viết chia sẻ các mẹo của riêng mình về cách cải thiện chiến lược nội dung LinkedIn của bạn để giúp bài đăng của bạn hiển thị trên nguồn cấp dữ liệu của người dùng.
- Khuyến khích các cuộc hội thoại: những thay đổi gần đây trong thuật toán của LinkedIn làm sao cho việc tạo ra nội dung khiến mọi người muốn đóng góp là điều bắt buộc. Nhằm mục đích tham gia mà cảm thấy chân thật.
- Chọn thích hợp trên diện rộng: hướng về đối tượng mục tiêu và tập trung vào thị trường ngách của bạn. Bạn không cần chia sẻ các bài đăng chung chung vì các thành viên LinkedIn dường như thích các chủ đề cụ thể mà họ quan tâm.
- Hãy xác thực: tính xác thực có thể giúp bạn nổi bật với nội dung của mình. Ngoại trừ sự liên quan và giá trị, việc làm chủ ngôn từ của chính mình sẽ giúp bạn xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ hơn.
Nhiều thương hiệu đang chia sẻ video và có xu hướng xuất hiện thường xuyên hơn trên các nguồn cấp dữ liệu của người dùng trong vài tháng qua. Không phải tất cả các video đều xoay quanh các chiến dịch, bạn cũng có thể chia sẻ video từ nhóm của mình, các cuộc phỏng vấn thú vị... hoặc thậm chí UGC có thể liên quan.
Một ví dụ dễ hiểu về việc Mashable chia sẻ video trên Linkedin của họ
Có một xu hướng mới trên LinkedIn là tạo các bài đăng nổi bật với sự sáng tạo của họ. Vì vậy, hãy tạo các bài viết ý nghĩa, sáng tạo để người dùng không thể bỏ qua việc chia sẻ nó.
Ví dụ về Adobe chia sẻ video trên Linkedin của họ
Hashtags cũng đã và đang tăng tầm quan trọng trên LinkedIn, đặc biệt là khi bạn muốn cải thiện mức độ phù hợp của mình.
Ví dụ về việc Google chia sẻ một bài đăng về hoạt động xã hội tốt của họ trên Linkedin
Vậy, nói đến LinkedIn, điều chúng ta cần nhớ khi tạo nội dung là lý do tại sao mọi người muốn truy cập vào nền tảng ngày, nó đem lại điều gì cho họ. Hầu hết, mọi người đang truy cập LinkedIn để kết nối với các chuyên gia có cùng chí hướng. Nội dung phải vừa thú vị nhưng cũng hấp dẫn, ý nghĩa để đảm bảo rằng thương hiệu của bạn vẫn phù hợp.