Hôm nay, AZASEO sẽ tiếp tục mang đến cho anh chị em một bài viết giải đáp những thắc mắc cho anh chị em mới làm SEO cũng như phân tích cho các anh chị em SEOer lâu năm rõ hơn với bài viết “CÓ HAY KHÔNG? CÁCH ĐƯA TỪ KHÓA LÊN TRANG 1 GOOGLE TRONG 10 PHÚT” nếu không thì tại sao không? Và có thì tại sao có.
Chào các anh chị em trong làng SEO Việt Nam!
Sau một loạt bài viết chia sẻ cho anh chị em về “CÁCH TÌM BACKLINK CHẤT LƯỢNG CHO NHÀ NGHÈO”, “KIẾM TRAFFIC BẰNG FANPAGE FACEBOOK” cũng như “BẬT MÍ 12 YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỨ HẠNG TRANG WEB CỦA BẠN TRÊN GOOGLE 2017”.
Hôm nay, AZASEO sẽ tiếp tục mang đến cho anh chị em một bài viết giải đáp những thắc mắc cho anh chị em mới làm SEO cũng như phân tích cho các anh chị em SEOer lâu năm rõ hơn với bài viết “CÓ HAY KHÔNG? CÁCH ĐƯA TỪ KHÓA LÊN TRANG 1 GOOGLE TRONG 10 PHÚT” nếu không thì tại sao không? Và có thì tại sao có.
AZASEO sẽ đưa ra từng trường hợp và giải quyết cho anh chị em từng vấn đề một.
Chúng ta cùng đi sâu vào phân tích và mổ xẻ bài viết này đi nào các anh chị em!
Nhắc đến Power Site là anh chị sẽ nhắc ngay đến các chỉ số của một trang web. Những chỉ số này là nội tại trong website của anh chị. Các anh chị có thể nhắc đến:
Những chỉ số được Moz cung cấp:
- DA (Domain Authority): Đây là một chỉ số do MOZ đặt ra để đo lường độ uy tín và độ mạnh của một tên miền (Domain).
- DA được tính toán dựa trên việc kết hợp giữa các số liệu về liên kết của tên miền gốc, tổng số các liên kết mà tên miền có được, MozRank, MozTrust,… Sử dụng chỉ số DA để so sánh độ mạnh của một trang web nào đó đối với một trang web khác.
- DA là thước đo được đánh số từ 0 tới 100, để đạt được ngưỡng từ 20 đến 30 thì sẽ rất dễ, nhưng đối với những chỉ số cao hơn thì bạn sẽ cảm thấy rất khó nếu muốn bước lên cao trong thang đo này.
- PA (Page Authority): là một chỉ số đo lường độ mạnh cũng như độ uy tín (trust) của từng Page riêng lẻ. Khi bạn đang ở một page nào đó trên website bạn có thể thông qua công cụ của MOZ để xem chỉ số PA của page đó là bao nhiêu.
- Spam Score: Đây là một chỉ số được Moz thống kê để biết được tình trạng hiện tại về website của anh chị là như thế nào? Anh chị có đang SPAM hay là không SPAM.
Nếu như chỉ số DA, PA cao là một lợi thế cho website của anh chị, chứng tỏ website của anh chị uy tín và giá trị trong mắt Google thì chỉ số Spam Score lại ngược lại hoàn toàn, nếu như chỉ số Spam Score càng cao thì khả năng là website anh chị đang dính rất nặng lỗi SPAM bị dính thuật toán từ Google và sẽ rất khó để từ khóa của anh chị có thể lên TOP.
Chỉ số Spam Score có thang điểm cao nhất là 17 điểm. Và có từng nấc như sau:
- Điểm Spam Score 0 - 4: Trang web của bạn đang rất tốt, không bị dính lỗi SPAM của Google.
- Điểm Spam Score 5 - 7: Chỉ số điểm này nhắc nhở bạn nên quan tâm lại bài viết của bạn có đi sao chép nhiều không? Có Spam liên kết hay từ khóa…..và rất nhiều những lỗi khác. Lúc này Google đã chú ý đến trang web của bạn rồi.
- Điểm Spam Score 8 - 17: Đừng có gì ngạc nhiên, nếu website của bạn bị Google cho ra đảo với chỉ số Spam Score kia. Moz đã hỗ trợ chúng ta, nhiệm vụ của chúng ta là hãy kiểm tra chỉ số này để có cách xử lý kịp thời.
Còn những chỉ số khác của Moz cung cấp như MozRank, MozTrust, Domain MozRank, Domain MozTrust, Link Metrics. Nhưng khi đẩy từ khóa lên TOP, thường chỉ cần quan tâm đến 3 chỉ số kia mà thôi.
=> Để có thể góp một phần đưa từ khóa lên TOP Google nhanh nhất thì ít ra chỉ số DA, PA của anh chị em phải tương đối, cũng như chỉ số Spam Score của anh chị ở mức thấp nhất.
- “DA bao nhiêu là cao số tuyệt vời cho Tôi?”. Em sẽ đưa luôn ra câu trả lời đó là từ 30 - 40 là đã quá tuyệt vời rồi anh chị ạ. Chỉ số DA này khá lý tưởng. Ở thị trường của chúng ta hiện tại không có quá nhiều những site có DA cao thế đâu.
- “Tôi cần con số chính xác luôn cho PA”. Chỉ cần PA > 20 là đã cảm thấy thật tuyệt vời rồi.
- “Còn chỉ số Spam Score thì sao nhỉ?” Vâng! Chỉ số càng thấp càng tốt dao động từ 1 - 4 là ổn nhé mấy anh chị.
“Vậy có phải website của Tôi có các chỉ số như trên thì Tôi sẽ SEO 1 phát lên TOP 1 Google?”. Không anh chị nhé. Trong SEO cần yếu tố tổng quan. Chúng ta không thể dựa vào 1 trong những yếu tố mà kết luận được.
Cùng tìm hiểu chỉ số của Ahrefs thôi anh chị!
Những chỉ số do Ahrefs cung cấp:
- UR (URL Rating): là một chỉ số mà Ahrefs đo lường sức mạnh của một đường dẫn URL.
- DR (Domain Rating): là chỉ số nói lên sức mạnh của một website được Ahrefs khái quát lên.
- OK (Organic Keywords): đây là chỉ số nói lên số lượng từ khóa loạt vào TOP 100 thì đều được Ahrefs cập nhật và cho nó là 1 Organic Keywords.
- OT (Organic Traffic): Chỉ số ứng với bao nhiêu đấy Organic Keywords thì có bao nhiêu đó Traffic đổ về Website.
Nếu như chỉ số Moz em chỉ quan tâm đến DA, PA và Spam Score thì Ahrefs chúng ta lại chỉ quan tâm đến bốn yếu tố này. Con số cụ thể của em như sau:
- UR > 20 là một chỉ số tuyệt.
- DR dao động từ 40 - 60 thì sẽ cực kì tốt cho website của anh chị, cũng như giá trị của gốc domain.
- OK và OT càng lớn càng tốt. 2 chỉ số này nếu càng cao thì chứng tỏ website của anh chị có nội lực cực kì tốt. Từ khóa lên TOP rất nhiều và số lượng từ khóa mang về traffic là rất tuyệt. Và 2 yếu tố này sẽ là một trong những tiêu chí giúp cho anh chị đẩy từ khóa lên TOP 10 Google dễ dàng hơn rất nhiều.
Chuyển đến công cụ Majectic
- TF (Trust Flow): chỉ số này được Majectic khái quát để nói lên chất lượng của một đường link (liên kết) là như thế nào.
- CF (Citation Flow): chỉ số thể hiện điểm số của tổng số đường link (liên kết) đến website.
Khi làm SEO, em thường quan tâm đến 2 chỉ số này của Majestic, chỉ số TF > 10, còn CF càng thấp so với TF thì càng tốt.
- Đối với SEOQuake thì chúng ta nên quan tâm đến chỉ số nào. Đó là Google Index và Domain Age.
- Nếu như số lượng URL Google Index càng nhiều thì càng tốt cũng như Domain càng lâu thì sẽ càng uy tín hơn trong mắt của Google.
- Ngoài ra, chúng ta còn nên quan tâm đến Time Index. Khi một trang website vừa viết bài xong không cần submit mà Google vẫn lập chỉ mục trong vòng 5-10 phút thì chứng tỏ trang website đó đang được Google đánh giá rất cao.
Chốt lại để có thể đưa từ khóa lên TOP Google nhanh nhất với vị trí tốt nhất thì website của anh chị cần phải đạt được những tiêu chí tiêu đó. Em xin nhắc lại là có thể trong trường hợp website của anh chị có đầy đủ đáp ứng được hết các thông số trên mà từ khóa chưa lên TOP 10 thì anh chị cũng đừng có gì ngạc nhiên vì chúng ta cần bài toán tổng quát.
- 30 < DA < 40
- PA > 20
- Spame Score dao động [1:4]
- 40 < DR < 60.
- UR > 20.
- OK > Good.
- OT > Good.
- OK và OT Increase.
- TF > 10.
- CF < TF Good.
- Google Index > Good.
- Domain Age càng lâu càng tốt.
- Time Index càng nhanh càng tốt.
<< AZASEO đang cần tìm những đồng đội nhiệt huyết cũng như đam mê về SEO cùng chiến với mình. Nếu như anh chị em có ai đang chưa tìm được việc làm mới hay có ai muốn chuyển nơi công tác thì hãy đến AZASEO. Chúng ta sẽ cùng nhau làm những điều tuyệt vời nhất.
Chúng ta đã cùng nhau phân tích về Power Site lý tưởng để có thể đưa từ khóa lên TOP 10 Google nhanh nhất. Tiếp tục cùng nhau tìm hiểu và mổ xẻ ngay các thành tố về độ khó của từ khóa nào anh chị.
Đây là yếu tố đầu tiên khi phân tích về độ khó của từ khóa. Khi mà anh chị lên Google.Com.Vn tìm với một truy vấn bất kì, anh chị sẽ thấy được số lượng kết quả trả về. Ở đây em chia ra làm 4 thang đo đó là:
Kết quả search trên Google
- < 100.000 kết quả => Từ khóa này dễ, anh chị nên lấy làm ngay.
- 100.000 - 1.000.000 => Từ khóa trung bình, cũng không quá khó khăn khi làm.
- 1.000.000 – 10.000.000 => Từ khóa cạnh tranh, cần nhân lực và tài nguyên.
- > 10.000.000 => Từ khóa cực kì khó sẽ rất khó khăn để có thể đẩy TOP 10 lên Google ngay được. Cần phải có chiến thuật, phân tích và có cả tài nguyên mới chiến được.
Chú ý: Nhưng có thể trong một số lĩnh vực, một số từ khóa có thể kết quả trả về thấp nhưng lại cực kì cạnh tranh và khó SEO. Có thể dẫn chứng ở lĩnh vực dịch vụ seo. Dù gì thì anh chị cũng cần phải có độ CẢM QUAN về thị trường.
Những từ khóa khó thường có lượng Search cao (trường hợp này không phải lúc nào cũng đúng) nhưng trên tổng quan thì có thể nói như vậy.
Anh chị vào Google Keyword Planner để xem đối với từ khóa đó thì có bao nhiêu lượng tìm kiếm trong vòng 1 tháng. Hãy tìm những từ khóa lượng Search cao mà ít cạnh tranh và ít người làm anh chị nhé.
Anh chị hãy lên Google tìm kiếm với từ khóa anh chị muốn đẩy nó lên TOP Google trong vòng 10 phút và xem từ trang 1 đến trang 2, có bao nhiêu website lên với gốc domain (homepage). Nếu kết quả từ 50% trở lên thì anh chị nên dừng lại vì từ khóa đó sẽ cực kì khó cho anh chị.
Đụng vào những từ khóa như vậy chỉ mất thời gian của anh chị mà không có lợi ích gì cả.
Cũng tương tự như cách trên anh chị lên Google.Com.Vn truy vấn với từ khóa xem thử có bao nhiêu quảng cáo Google Adw.
- Nếu như trang 1 và trang 2 đều có quảng cáo Adw thì từ khóa đó có vẻ HOT và nhiều người làm anh chị nhé.
- Xem trang 1: Có bao nhiêu quảng cáo (ở phía dưới và ở phía trên)
- Xem trang 2: Có bao nhiêu quảng cáo (ở phía dưới và ở phía trên)
- Nếu kết quả là > 4 ADW có thể lĩnh vực cạnh tranh.
- Nếu kết quả là 2< ADW <4 lĩnh vực cạnh tranh trung bình
- Nếu kết quả là ADW = 0 lĩnh vực cạnh tranh ít.
Nhưng cũng sẽ có một số trường hợp có thể không có nhiều quảng cáo của Google nhưng từ khóa lại cực kì, cực kì cạnh tranh. Anh chị nên nắm tổng quan và trong SEO không có gì là tuyệt đối cả nhé.
Khi anh chị lên Google và truy vấn từ khóa anh chị làm mà anh chị thấy kết quả trả về đều là những forum, trang rao vặt hay social thì lĩnh vực đó không quá chua và với từ khóa đó anh chị có thể SEO ngay dành TOP.
Hãy sử dụng thuật toán tử của Google.
Nó sẽ giúp cho bạn chọn được từ khóa lý tưởng nhất để có thể đẩy TOP trong thời gian ngắn nhất. Có thể nói với thuật toán tử này bạn sẽ chọn được những từ khóa có ít người làm nhất và có lượng tìm kiếm tốt nhất.
- Thuật toán tử Allintitle: Tìm kiếm tất cả những tiêu đề có chứa từ khóa mà bạn truy vấn.
- < 100 kết quả => Bạn chọn ngay từ khóa này làm SEO thôi.
- 100 – 1.000 kết quả => Từ khóa cũng không quá khó lắm.
- 1.000 – 10.000 kết quả => Từ khóa cũng khá cạnh tranh.
- > 10.000 kết quả => Từ khóa này cực kì cạnh tranh, các bạn nên loại ngay từ khóa ngay.
Tương tự là thuật toán tử Allinurl: Tìm kiếm tất cả những url có chứa từ khóa mà bạn truy vấn. Nếu kết quả trả về như thuật toán tử Allintitle thì kết quả cũng sẽ như vậy.
Tóm lại: Độ khó của từ khóa phải dựa vào tổng quan từng yếu tố trên chứ không phải dựa vào một thành tố nào mà kết luận được. Vậy để chọn từ khóa mà có thể giúp cho bạn đưa lên nhanh trong 10 phút ngoài các chỉ số Site thì phải quan tâm đến độ khó của từ khóa nhé. Vậy thì những chỉ số đó phải như thế nào thì chọn.
Kết quả Search trên Google.
- < 100.000 kết quả thì chọn.
- Lượng tìm kiếm trong một tháng
- Lượng tìm kiếm vừa phải
- Những website lên với gốc domain
- Không có hoặc ít website lên với gốc domain
- Kết quả của quảng cáo Google Adw
- Không có hoặc ít kết quả Google Adw
- Kết quả lên với mạng xã hội, forum
- Từ khóa nào lên nhiều với mạng xã hội thì chọn.
- Thuật toán tử của Google
- < 100 kết quả => Thì chọn.
<< Việc phân tích từ khóa và thị trường tốt sẽ giúp cho khả năng thành công của anh chị em cao hơn bao giờ hết. Anh chị đã tìm hiểu về bài viết của Huấn dành cho các anh chị chưa? Hãy xem nó ở bài viết “Phân Tích Thị Trường, Đối Thủ và Lựa Chọn Chiến Lược SEO Đối Đầu 2017” nào anh chị!
Cấu trúc bài viết cũng sẽ là một trong những yếu tố tác động đến việc bài viết bạn có lên được ngay Google hay không nếu như có chỉ số Power Site tốt và từ khóa lý tưởng.
Vậy cấu trúc như thế nào sẽ là ổn nhất! Và đây là cấu trúc của AZASEO luôn thực hiện khi thực hiện SEO dự án cho khách hàng. Giả sức chúng ta có 1 bài viết với 3 đoạn nhỏ thì cấu trúc AZASEO đưa ra sẽ là:
- Tiêu đề
- Mô tả
- Mục lục bài viết
- Tiêu đề đoạn 1
- Mô tả đoạn 1
- Nội dung đoạn 1
- Hình ảnh 1 + Video 1 (nếu có)
- Liên kết (nếu có)
- Tiêu đề đoạn 2
- Mô tả đoạn 2
- Nội dung đoạn 2
- Hình ảnh 2 + Video 2 (nếu có)
- Liên kết (nếu có)
- Tiêu đề đoạn 2
- Mô tả đoạn 2
- Nội dung đoạn 2
- Hình ảnh 2 + Video 2 (nếu có)
- Liên kết (nếu có)
- Tiêu đề đoạn 3
- Mô tả đoạn 3
- Nội dung đoạn 3
- Hình ảnh 3 + Video 3 (nếu có)
- Liên kết (nếu có)
Những yếu tố về tối ưu có lẽ AZASEO sẽ không cần nhắc đến cho anh em nữa. Cấu trúc bài viết đó có thể giúp cho người dùng thao tác tốt hơn và từ đó làm cho BOT Google đánh giá cao trang web của bạn hơn.
<< Những công cụ phân tích từ khóa đều có sự lợi hại của nó. Nếu như anh chị biết phối hợp nhịp nhàng những công cụ phân tích từ khóa thì anh chị sẽ có cho mình bộ từ khóa bá đạo nhất. Xem ngay bài viết mà AZASEO tâm đắc viết ra dành tặng anh chị “Hướng dẫn sử dụng Google Keyword Planner kết hợp với Google Keyword IO”.
Yếu tố thứ 4 tác động đến việc đưa từ khóa lên trang 1 Google trong 10 phút đó chính là phân tích truy vấn người dùng.
Vài ngày trước có một chú em ở Hà Nội nhờ Tôi chia sẻ giúp cậu ấy ranking từ khóa lên vì từ khóa của cậu ấy bị tuột. Khi nghiên cứu bài viết và từ khóa của bạn ấy Tôi mới thấy nó chưa đánh đúng vào Insight của người dùng.
Ví dụ: Tôi lên Google truy vấn với từ khóa “Băng Tải Cao Su” thì kết quả trả về rất nhiều. Nhưng anh chị cần nhìn đó là kết quả liên quan ở gốc trái phía dưới chân trang của Google. Kết quả trả về là:
- thông số kỹ thuật
- băng tải cao su
- bảng giá băng tải cao su
- bán băng tải cao su cũ
- băng tải cao su tphcm
- băng tải cao su giá
- giá băng tải công nghiệp
- băng tải cao su gân v
- băng tải pvc
Ở kết quả trả về này. Anh chị thấy khi người dùng truy vấn từ băng tải cao su thì họ quan tâm về cái gì nhiều ạ. Có phải là về giá và thông số kỹ thuật không? Chính xác là họ đang quan tâm về giá rồi. Vì thế trong bài viết anh chị hãy chia sẻ thật là rõ ràng và kỹ về giá. Như vậy các anh chị sẽ giải quyết được vấn đề của người dùng ngay thôi, đừng ngạc nhiên nếu như sau khi phân tích các chỉ số đều lý tưởng và phân tích tốt insight của khách từ truy vấn thì từ khóa của anh chị lên TOP. Đối với em nó chả có gì bất ngờ cả.
<< Có bao nhiêu công cụ phân tích từ khóa hiệu quả? Anh chị đã dùng bao nhiêu trong số đó rồi. Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi là có “27 công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả nhất” nhé anh chị.
Vâng! Khi anh chị đã phân tích được insight của khác thì anh chị hãy viết một bài viết thật sự giá trị vào. Và bây giờ nhiệm vụ của anh chị là xem từ khóa đang nằm ở vị trí nào thôi.
Nếu như các yếu tố còn lại đã thỏa mãn. Nghĩa là:
- Chỉ số về Power Site lý tưởng.
- Chỉ số Keyword Difficulty tuyệt vời
- Cấu trúc bài viết dễ dàng cho người dùng
- Insight của người dung phân tích tốt
- Thì bài viết giá trị nữa sẽ từ khóa của bạn sẽ lọt ngay vào TOP 10 của Google. Có thể vị trị sẽ là 1 là 2 hay là 10.
<< Anh chị đang kinh doanh Online và gặp rất nhiều khó khăn trong việc đẩy TOP từ khóa. Anh chị cần tìm một đơn vị có thể giúp anh chị đưa từ khóa lên TOP Google bền vững. Nhấc máy lên anh chị và gọi ngay cho dịch vụ SEO của AZASEO anh chị nhé. Chúng tôi sẽ tư vấn một cách nhiệt tình và giúp anh chị thống trị kết quả tìm kiếm trên Google.
Lời Kết: Vậy là với 5 yếu tố trên, AZASEO đã giải thích một cách rõ ràng và tương đối cho anh chị câu hỏi. Cách đưa từ khóa lên trang 1 Google trong 10 phút là như thế nào? Cũng như những thành tố tác động đến để từ khóa có thể lên nhanh đến như vậy. Hi vọng, bài viết mang lại giá trị cho anh chị em!
Nếu như anh chị em thấy những bài viết của AZASEO là chất lượng và giúp ích cho chị em.
Anh chị em có thể theo dõi bài viết của AZASEO ở https://azaseo.com/vi/tin-tuc để có thể cập nhật nhanh nhất những chia sẻ của em.
*Bài viết này AZASEO dành tặng cho Cộng Đồng SEO Việt Nam. Những anh chị em đang học tập, làm việc và nghiên cứu về SEO.